Đầu tuần, giá vàng giao dịch quanh vùng 1.760 USD/ounce. Trong các phiên sau đó, giá kim quý liên tục tăng nhanh, lên mức gần 1.800 USD/ounce - mức cao nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng trở lại mức tương đương đầu tuần, và hiện đóng cửa ở mức 1.767,5 USD/ounce. Sở dĩ giá vàng quốc tế tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 14/10 do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 từ mức 6% xuống còn 5,9%. Việc điều chỉnh dự báo này được dựa trên cơ sở đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu còn kéo dài, áp lực tăng giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu và mối đe dọa của biến thể Delta vẫn đang còn hiện hữu. Đồng thời, IMF cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm từ mức 7% xuống còn 6% trong năm nay. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ lại có xu hướng gia tăng khi CPI tháng 9 vừa được công bố tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh tế suy giảm, nhưng lạm phát gia tăng khiến nhiều nhà đầu tư lại lo ngại về tình trạng lạm phát đình đốn của kinh tế Mỹ như đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trước đó. Tuy nhiên, mối lo ngại nói trên đã được xoa dịu phần nào khi doanh số bán lẻ tháng 9 của Mỹ tăng tới 0,7% sau khi ghi nhận tăng 0,9% trong tháng 8. Do đó, các nhà đầu tư lại quay sang chốt lời vàng, khiến giá kim loại quý này sụt giảm hơn 30 USD mỗi ounce xuống tới 1.764USD/ounce. Mặc dù doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng tích cực, nhưng chủ yếu do giá bán ô tô, khí gas tăng mạnh, chứ không phải do nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ tăng cao. Nên đây chưa phải là tín hiệu lạc quan về đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ. Trong biên bản cuộc họp tháng 9 được công bố tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn khẳng định sẽ thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào giữa tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay và chấm dứt hẳn chương trình này vào giữa năm tới. Tuy nhiên, với tình trạng lạm phát có xu hướng tăng cao và kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, FED có thể sẽ chưa thu hẹp mạnh mẽ chương trình QE, cũng như chưa thể tăng mạnh lãi suất cơ bản trong năm tới. Vàng có thể vẫn còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Điểm bất lợi đối với vàng là Bitcoin vốn được coi là vàng 2.0 lại đang tăng giá mạnh trở lại, kéo theo dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào đồng tiền ảo này. Trong khi đó, người dân ở Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, lại vẫn đang tiếp tục bán vàng tích trữ để trang trải cuộc sống do dịch COVID0-19. Bởi vậy, giá vàng sẽ tiếp tục bị chi phối mạnh mẽ bởi các thông tin nóng phát sinh, chứ chưa hình thành xu hướng tăng rõ nét trong ngắn hạn. Cũng trong thời gian qua, Quỹ Vàng SPDR Gold Trust có động thái liên tục bán ra, trữ lượng hiện tại đang nắm giữ ở mức 980.1 tấn. Trong tuần tới, không có nhiều số liệu quan trọng của Mỹ được công bố ngoài PMI sản xuất, doanh số bán nhà, chỉ số sản xuất công nghiệp … Do đó, giá vàng có thể ít chịu tác động bởi các số liệu kinh tế. Về mặt kĩ thuật, ở biểu đồ ptkt khung weekly cho thấy, giá vẫn tiếp tục đi ngang và biên độ hẹp dần, ở khung H4, vùng hỗ trợ được thiết lập ở quanh ngưỡng 1745-1748, vùng kháng cự tương ứng quanh ngưỡng cản tròn 1800. Bứt phá ngưỡng kháng cự mới khẳng định được đà tăng tiếp tìm lên mức 1830, nếu giá tụt về thủng vùng hỗ trợ, vàng một lần nữa quay trở lại mức 1720, thậm chí sâu hơn ở 1684.
The information and publications are not meant to be, and do not constitute, financial, investment, trading, or other types of advice or recommendations supplied or endorsed by TradingView. Read more in the Terms of Use.