Những vấn để mà các Doanh nghiệp BĐS đang gặp phải:
Không thể xây dựng dự án mới: việc siết chặt các dự án xây mới, thanh/kiểm tra pháp lý bđs, thay đổi quy hoạch tại một số khu đô thị, rút giấy phép mở bán,... đã khiến cho nguồn cung sản phẩm hoàn thiện của các DN bị thiếu hụt -> Ảnh hưởng doanh thu/lợi nhuận và dòng tiền trả nợ
Không bán được hàng: lượng hàng tồn kho của nhiều DN như NVL, PDR, DXG, NLG, HPX,... đều chiếm từ 60% - 80% tổng tài sản, điều này cho thấy phần lớn dự án xây dựng chưa thể bán được. Nguyên nhân đến từ việc tín dụng bị siết chặt ở cả 2 đầu (cá nhân và tổ chức) khiến dòng tiền ngưng chảy vào BĐS.
Giải pháp hiện thời của chính phủ:
Lắng nghe ý kiến tiếp thu của DN
Yêu cầu DN hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Trái phiếu.
Mục đích chính là muốn DN bán rẻ lượng BĐS đang nắm giữ để trả nợ TP, điều này phù hợp với mục tiêu hạ giá BĐS vốn đã tăng mạnh trong 2 năm Covid.
Khả năng nới room tín dụng trong năm 2022 là không còn. Những DN BĐS sẽ phải tự xoay sở để sống sót và chờ room tín dụng mới trong năm 2023. Q4 này tiếp tục là 1 quý tăm tối đối.
Một số thông tin bên lề:
NVL lần thứ 2 giải cứu CP bị bán giải chấp.
PDR đang có kế hoạch thế chấp các dự án và thu xếp vốn đỡ gỡ cứu CP (tin chưa được xác thực).
=> Nhận định cá nhân: Ngân hàng, chứng khoán và bất động sản là 3 nhóm ngành có vốn hóa lớn (chiếm 67% tổng giá trị). Vì vậy, khi VNINDEX tăng điểm sẽ có sự góp mặt của những CP thuộc 3 nhóm ngành này. Đây là thời điểm tốt và là thời điểm cuối để kiếm lời trong năm nay. Lưu ý, chỉ mua vào khi TT điều chỉnh và giá CP giảm về vùng hỗ trợ, không mua khi TT hưng phấn. Những cổ phiếu có tiềm năng cao:
The information and publications are not meant to be, and do not constitute, financial, investment, trading, or other types of advice or recommendations supplied or endorsed by TradingView. Read more in the Terms of Use.